Đầu tư

Spa changes everything

Capture the moment


Với sự phát triển của TTCK và hoạt động M&A, việc định giá giá trị của một DN nói chung hay củ thể hơn là giá trị của một cổ phiếu phổ thông ngày càng trở nên quan trọng.
Có nhiều cách để định giá giá trị của một cổ phiếu phổ thông trong đó có 3 PP thường gặp nhất là
1. Định giá theo PP chiết khấu cổ tức (DDM: Dividend Discount Model)
2. Định giá theo PP chiết khấu dòng tiền (DCF: Discounted Cash Flow)
3. Định giá theo chỉ số P/E

Để thực hiện được PP định giá theo PP chiết khấu dòng tiền, nhà đầu tư cần tính toán được dòng tiền tự do (Free Cash Flow) và trong bài viết này sẽ hướng dẫn cách xác định 2 dòng tiền đó.

Term


(Click vào ảnh để nhìn với kích thước lớn hơn)

FCFF…. when you have unstable or changing capital structure or then FCFE is negative…
FCFE has a bigger volatility component to it, because of the Net Borrowings.

Ví dụ minh họa dưới đây sẽ hướng dẫn việc sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong việc tính toán dòng tiền tự do



Vấn đề xác định về mặt lý thuyết là tương đối rõ ràng và dễ hiểu. Sau đây chúng ta cùng xem xét thêm một số thảo luận vế vấn đề này trên 1 số diễn đàn

VFpress

"Bác nào đã từng run DCF valuation (both FCFF and FCFE) thì cho xin comments cái:
- Thông thường giá trị nào lớn hơn.
- FCFE sau khi tính giá trị công ty, có cần add thêm cash ko?
- growth rate of FCFF and FCFE có nhất thiết bằng nhau không (chắc là không cần).
- Quên quên, bác cho xin công thức chuẩn của FCFF và FCFE với, mối liên hệ giữa chúng càng tốt.

BÁc nào có file nào giới thiệu or model nào thực tế cho xin để tham khảo cái (đặc biệt là FCFE) :)

(Em đã có cày các mô hình của Damodaram)


Reply 1:
- Tớ ít khi dùng FCFF nhưng đồng nghiệp thì lại hay dùng nên mạo muội xin comment:
-FCFE hay FCFF lớn hơn thì còn tùy thay đổi dòng tiền liên quan đến nợ từng năm và liên hệ giữa 2 chỉ tiêu này là :
FCFF= FCFE+ Interest Expense (1 - tax rate) + Principal Repayments - New Debt Issues+ Preferred Dividends
(có thể đọc rõ hơn trong cuốn Investment Valuation của Damodaram)
- Bạn hỏi khi tính giá trị công ty từ FCFE có cần add thêm cash ko, tôi ko rõ bạn có typing nhầm là giá trị cổ phiếu ko? vì nếu mục đích là tính giá trị công ty (firm) thì có lẽ tính luôn từ FCFF hợp lý hơn?
Còn tính giá trị CP (equity) từ FCFE thì ko phải add thêm cash mà thêm non-performing asset - theo tôi hiểu là các tài sản chưa hoạt động tức là dòng tiền do nó SẼ tạo ra chưa được thể hiện trong dòng tiền FCFE hiện tại và dòng forecast, ví dụ là một mảnh đất đắc địa nào đó nhưng chưa được sử dụng, đó là theo cách hiểu của tôi khi đọc cuốn sách trên chứ cũng chưa add thêm vào bao giờ.

Read more: http://vfpress.vn/threads/phan-tich-co-ban-fcff-and-fcfe.549/page-2#ixzz2hb9OkEsg


Reply 2
1. FCFF thường (Nếu không muốn nói là luôn luôn) lớn hơn FCFE.
Bằng nhau nếu công ty sử dụng 100% comment equity (Không vay và không có cổ phiếu ưu đãi)

2. Growth rate của FCFF và FCFE thườ́ng khác nhau rất nhiều và tùy theo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

3. Khác nhau của FCFF và FCFE là ở "Net payment to debt provider" tạm dịch là "Khoản tiền thuần trả cho bên cho vay" = Khoản vay mới - lãi trả trong kỳ * (1 - thuế thu nhập)

4. Thêm nữa: Discount rate của FCFF là WACC còn của FCFE là required rate of return (Có thể tính bằng mô hình CAPM)

5.Thêm nữa :FCFF dùng để tính giá trị của công ty; còn FCFE dùng để tính giá trị của equity (Vốn góp)


PS: Nếu bác muốn có tài tài liệu riêng phần này thì allo cho tôi
Hoặc tìm Cuốn Schewer Notes, book 3 CFA level 2 2010, trang 183 :D"


Ngoài ra có thể thảo luận thêm tại

http://www.analystforum.com/forums/cfa-forums/cfa-level-ii-forum/91322212
http://forum.cfaspace.com/viewtopic.php?f=3&t=25716
http://people.stern.nyu.edu/adamodar/pdfiles/papers/finfirm.pdf
http://financetrain.com/fcff-valuation-model-in-excel/

No comments:

Post a Comment