Đầu tư

Spa changes everything

Capture the moment


Tôi thấy nhiều người nhầm lẫn về bad debt accounting nên viết lại cho rõ.
Tôi sẽ lấy một ví dụ bằng số cụ thể như sau. Một ngân hàng có 14 đồng vốn tự có, huy động thêm 86 đồng tiền gửi của dân rồi cho vay 100 đồng. Bản cân đối tài sản sẽ như sau (để đơn giản tôi tạm thời bỏ qua các assets nhỏ khác, vd dự trữ bắt buộc, tài sản cố định, đầu tư vào trái phiếu chính phủ..., mà coi toàn bộ asset là tiền ngân hàng cho vay):

ASSETS:   100
Loans:        100

LIABILITIES: 100
Deposit:            86
Equity:              14


Như vậy ngân hàng này có tỷ lệ vốn tự có/dư nợ bằng 14%. Khi ngân hàng phát hiện ra trong số 100 đồng cho vay đó có 8.8 đồng nợ xấu, theo qui định của NHNN họ phải trích lập dự phòng (để đơn giản giả sử số nợ xấu đó phải trích lập 100% và khoản cho vay không có thế chấp). Lúc này bản cân đối tài sản sẽ như sau (theo thông lệ kế toán số trong ngoặc kép là số âm):

ASSETS:      91.2
Loans:         100
Provisions:     (8.8)

LIABILITIES:  91.2
Deposit:            86
Equity:                5.2

Tỷ lệ vốn/dư nợ của ngân hàng này chỉ còn 5.7%, vốn tự có giảm xuống 5.2 đồng vì khoản trích lập dự phòng 8.8 đồng được đưa vào chi phí của ngân hàng (income statement). Lưu ý khoản trích lập dự phòng 8.8 đồng này là non-cash transaction, nghĩa là không phải ngân hàng trích ra 8.8 đồng bỏ vào một tài khoản dự phòng nào đó. Đây hoàn toàn chỉ là một qui định accounting, thuật ngữ "trích lập dự phòng" làm nhiều người hiểu nhầm. Nếu ngân hàng "xử lý" nợ xấu (theo nghĩa write off) bảng cân đối tài sản sẽ như sau:


ASSETS:      91.2
Loans:           91.2

LIABILITIES: 91.2
Deposit:           86
Equity:               5.2


Việc xử lý nợ xấu như vậy cũng là non-cash transaction, chỉ có ý nghĩa kế toán. Trước và sau khi xử lý nợ xấu tỷ lệ vốn/dư nợ không đổi, mức độ rủi ro của ngân hàng này cũng không đổi và khả năng huy động tiền gửi và cho vay cũng vậy. Khi ngân hàng công bố họ có 8.8 đồng nợ xấu điều đó có nghĩa họ đã phải trích lập dự phòng và vốn chủ sở hữu đã bị giảm bớt. Trên bảng cân đối tài sản có 8.8 đồng nợ xấu không có nghĩa vốn chủ sở hữu sẽ mất 60% khi xử lý nợ xấu, nó đã mất rồi.

Một điểm nữa, khoản nợ xấu 8.8 đồng (trước khi xử lý) hoàn toàn không phải là "cục máu đông" ngăn cản ngân hàng này tăng trưởng tín dụng. Như tôi đã viết trước đây, vấn đề nằm ở chỗ ngân hàng này có thể đã giấu bớt nợ xấu để không trích lập dự phòng đầy đủ. Giả sử số nợ xấu và trích lập dự phòng phải là 18 đồng thay vì 8.8 đồng, bản cân đối tài sản như sau:


ASSETS:      82
Loans:         100
Provisions:   (18)

LIABILITIES: 82
Deposit:          86
Equity:            (4)


Vốn chủ sở hữu âm nghĩa là ngân hàng bị phá sản. Tuy nhiên đây chỉ là phá sản trên sổ sách, nếu số 86 đồng huy động chưa đến hạn phải trả cho khách hàng thì ngân hàng này vẫn chưa mất khả năng thanh toán. Nếu vậy ngân hàng này sẽ chỉ công bố nợ xấu là 8.8 đồng thôi để tiếp tục tồn tại và hi vọng thị trường sẽ phục hồi hoặc được nhà nước bailout. Nhưng ngân hàng này sẽ khó có thể tăng tín dụng được nữa. Thứ nhất, họ có thể giấu con số 18 đồng nợ xấu mà chỉ báo cáo với NHNN 8.8 đồng, nhưng họ khó có thể giấu được thị trường. Khách hàng không muốn gửi tiền, các tổ chức tín dụng khác không muốn cho vay nên họ không còn nguồn vốn để tiếp tục tăng trưởng tín dụng. Thứ hai, bản thân họ cũng không muốn tăng thêm tín dụng vì cứ giả sử họ huy động tiếp được 100 đồng, nếu cho vay và lại bị nợ xấu thì phải tiếp tục trích lập dự phòng, có khả năng sẽ mất nốt số 5.2 đồng còn lại trên sổ sách.

Thực ra NHNN có thể đã biết con số nợ xấu thật là 18 đồng chứ không phải 8.8 đồng. Tuy nhiên NHNN không dám ép ngân hàng này khai thật vì như vậy họ sẽ phá sản (điều này đúng hay không chưa bàn ở đây). Bởi vậy NHNN chấp nhận số 8.8 đồng nợ xấu và cùng ngân hàng kia đợi thị trường phục hồi. Trong lúc đó NHNN sẽ phải bơm thanh khoản cho họ để họ thanh toán các khoản liabilities tới hạn. Tuy nhiên nếu khả năng thị trường phục hồi thấp thì NHNN phải lên kế hoạch bailout. Nếu NHNN lập một công ty quản lý tài sản (AMC) đổi nợ xấu lấy trái phiếu theo book value, bản cân đối tài sản của ngân hàng sẽ như sau:

ASSETS:   100
Loans:         91.2
Bonds:          8.8


LIABILITIES:  100
Deposit:             86
Equity:               14

Sở dĩ vốn chủ sở hữu tăng từ 5.2 đồng lên 14 đồng vì khoản dự phòng rủi ro 8.8 đồng được nhập ngược vào income statement. Bảng cân đối tài sản này cực kỳ đẹp và ngân hàng sẽ rộng cửa huy động và cho vay. Tuy nhiên cái giá phải trả là AMC sẽ phải ôm đống nợ xấu, đến khi nào phải write off thì hoặc ngân sách hoặc NHNN phải chịu lỗ.


Tóm lại cần phải hiểu rằng việc ngân hàng trích lập dự phòng khi công bố một khoản nợ xấu chỉ là một nghiệp vụ kế toán, hoàn toàn không phải họ bỏ một khoản tiền vào tài khoản để phòng ngừa rủi ro hoặc để sau này xử lý số nợ xấu đó. Hệ thống ngân hàng VN có tỷ lệ nợ xấu quá lớn là đúng, nhưng vấn nạn là ở chỗ họ đang dấu một phần (lớn) số nợ xấu đó chứ không phải họ không chịu xử lý nợ xấu như nhiều người nói. Công khai số nợ xấu này đòi hỏi ngân hàng phải tăng equity nếu không họ sẽ phá sản. Thành lập AMC là một cách để giúp các ngân hàng tăng equity một cách gián tiếp.

TS Lê Hồng Giang
(Bài viết được dẫn lại từ blog đăng ngày 23/02/2013.

Một số comment trên các blog và diễn đàn về vấn đề này

TS Giangle:
Tôi đã nêu quan điểm của tôi về vấn đề nợ xấu trong những entry trước rồi. Đơn giản thôi, thanh tra bắt các ngân hàng công khai hết nợ xấu và trích lập dự phòng đầy đủ. Chắc chắn sẽ có rất nhiều ngân hàng phá sản như ví dụ bên trên. Lúc đó những ngân hàng này buộc phải huy động thêm vốn (recapitalize) trên thị trường, hoặc nếu không được sẽ phải bán cổ phần cho chính phủ/NHNN. 

-----
Bạn đừng nghĩ nationalization là thiên tả. Giới OWS biểu tình mấy năm qua phản đối bank bailout đấy. Trên thực tế nếu bank owners hiện tại bị mất hết vốn thì cũng coi như họ phá sản rồi. Hình thức bailout kiểu này (partial nationalization) thực chất là một dạng receivership dùng vốn của nhà nước. Cái quan trọng là nhà nước phải cam kết sẽ privatization trở lại khi thị trường ổn định. Vụ Obama bailout GM năm 2009 là một ví dụ.

Một số cmt về cơ chế hoạt động và tảng băng chìm bên dưới việc làm đẹp bảng cân đối kế toán

Trinh Robe VAMC sẽ mua nợ xấu của các NH bằng trái phiếu đặc biệt có lãi suất 0% do công ty phát hành, và mỗi năm các NH sẽ trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu này là 20%, sau 5 năm thì trái phiếu sẽ hết thời hạn và mọi thứ xem như xong. Còn đối với xử lý nợ sau khi mua thì trong nghị định 53 có nêu ra một số cách như cố gắng thu hồi nợ, gia hạn nợ, cơ cấu lại khoản nợ hay bán TSBĐ... Và VAMC chỉ tốn chi phí hoạt động, còn tiền để mua nợ xấu thì như đã nói ở trên là một loại trái phiếu đặc biệt do công ty phát hành, sau 5 năm sẽ hết thời hạn, nên đối với ngân hàng, lợi ích của họ trong việc mua bán này là có thể chuyển nợ xấu thành một khoản đầu tư, sẽ làm cho các BCTC "đẹp" hơn, và có lợi về dòng tiền khi đem trái phiếu này chiết khấu tại NHNN

Trinh Robe Đúng là hình thức bán nợ xấu cho VAMC chỉ giúp NH loại nợ xấu ra khỏi sổ sách được nhanh chóng và hợp thức hoá ngay, còn số tiền thu về được chỉ là con số 0. Những khoản nợ xấu mà NH bán cho VAMC xem như NH chịu mất trắng khoản nợ đó, trái phiếu đặc biệt nhận từ VAMC thì NH chỉ có thể đem chiết khấu tại NHNN nhưng sau đó phải nhận về, sau 5 năm thì trái phiếu hết thời hạn. Điều này giống như NH sẽ được vay ở NHNN khoản tiền tương ứng với giá trị khoản nợ VAMC mua với lãi suất 0% nên ngoài lợi ích trên, đến sau cùng, chịu trách nhiệm hoàn toàn vẫn là NH.


Hoang Ngoc Diep Trong thực tế, từ 2003 đến 2013, loại tiền mặt thất thoát chạy ra khỏi VN gần như 1 chiều là các loại ngoại tệ thông dụng như đô la Mỹ, Euro, đô là Úc... là chính. Rửa tiền (1) ra nước ngoài và mua vàng. Trong khi đó, tiền nước ngoài chạy về VN phần lớn đều lệ thuộc vào kiều bào gửi về và từ FDI, nhưng không thể bằng, vì vậy từ 2003 với ~23 tỷ USD trị giá của các loại ngoại tệ cho tới đầu năm 2013 xuống còn chừng dưới 9 tỷ USD.

Bài báo dưới đây từ phí VN cho là rửa tiền trong năm 2012 là ~2.4 tỷ USD, nhưng theo các nhóm theo dõ rửa tiền trên thế giới thì hơn gấp đôi con số này trong cùng năm.


·         Hoang Ngoc Diep Phía bên NHNN, ban kiểm tra tài chính (bộ TC) và uỷ ban ngân sách (QH) là 3 thành phần chính, nhưng trong thực tế thì chẳng có mấy ai làm gì cho ra hồn cả. Vì vậy, tình trạng chuyển tiền chồng chéo giữa một số ngân hàng với nhau như là các phương thức che dấu của một số "đại gia" (như bầu Kiên, và còn khá nhiều "bầu" nữa) dẫn tới mức thất thoát và nợ xấu sẽ không thể dưới 1 triệu tỷ đâu.
·          
Hoang Ngoc Diep Trong khi đó, DNNN thì còn tuỳ cấp trung ương, cấp bộ hay tỉnh/thành. Cấp tỉnh/thành thì còn đỡ như cấp bộ và nhất là cấp trung ương thì nhất định phần lớn là những "trái mìn nổ chậm" thôi. Vì mỗi cấp có nhóm kiểm soát khác nhau, nhưng "phong bì" và những cú điện thoại từ các xếp là cách thông dụng nhất.


Tuyền Fibi- tổng hợp

No comments:

Post a Comment