Tí và Tèo là hai bạn thân lớn lên ở miền Trung. Hai bạn nhận thấy thị trường đang có nhu cầu cá sạch và nhu cầu này sẽ ngày càng nhiều. Thế là Tí và Tèo rủ nhau khởi nghiệp để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên Tí và Tèo có quá nhiều khác biệt nên 2 bạn quyết định làm riêng.
Giải bài toán cá sạch cho thị trường
SME: Tý sẽ đào ao, thả cá, nuôi cá, bắt cá và bán cá. Thiếu vốn thì đi vay ngân hàng. Từ từ rồi cá kho sẽ nhừ.
Startup: Tèo hợp tác nghiên cứu một loạị tảo để chiết xuất ra protein giống như cá rồi ép thành phi lê. Liều ăn nhiều nên vay ngân hàng không nổi phải đi gọi vốn thiên thần.
Thất bại nhiều như sao trên trời mà đã thành công thì rực sáng như những vì sao luôn.
Đi sâu hơn một chút vào Startup của Tèo
Khi làm ra những sản phẩm thử nghiệm thành công, Tèo lại gặp 2 vấn đề rất lớn:
(1) Đưa vào sản xuất hàng loạt sản phẩm này đòi hỏi đầu tư rất lớn vào dây chuyền sản xuất từ nuôi tảo, tách chiết proteins, cho đến ép lại thành phi lê cá;
(2) Liệu thị trường có chấp nhập loại sản phẩm cá từ tảo này hay không? Nếu có thì có đủ lớn để có đáp ứng được đầu ra của dây chuyền sản xuất hay không? Nếu không đủ lớn thì chi phí sẽ rất cao và không thể có lời.
Để giải quyết các vấn đề này, Tèo phải áp dụng một loạt biện pháp khác nhau.
1. Tèo phải tiếp tục huy động vốn đầu tư mạo hiểm để xây dựng dây chuyền sản xuất cá từ tảo.
2. Làm marketing tổng lực để người tiêu dùng chấp nhận loại sản phẩm cá mà không phải cá này.
3. Càng làm càng lỗ. Trong thời gian đầu, do sức tiêu thụ còn ít, chi phí sản xuất rất cao, Tèo phải chịu lỗ trong 1 thời gian dài với hy vọng một ngày nào đó, thị trường tiêu thụ đủ mạnh để chi phí sản xuất thấp hơn giá bán mà người tiêu dùng chấp nhận được.
Khác với Tí có thể phát triển thị trường từ từ và hoàn toàn có thể tồn tại với 1 thị phần nhỏ bé.
Tèo phải có được 1 thị trường rất lớn nếu không sẽ phá sản. Và rồi cuối cùng Tèo cũng thành công và IPO thành công ty tỷ đô. Còn Tý cùng thành công với giấc mơ của mình và một tình hình tài chính sáng láng.
Các ví dụ thực tế
Bài toán đi lại
SME: Bắt đầu tư việc vay vốn mua xe, chạy xe dần dẫn thành hãng lớn và có lợi nhuận.
Startup: Như Uber, Grab, Lift đi con đường hoàn toàn khác chưa từng được định hình, phát triển thần tốc.
Bài toán bán sách: Cửa hàng truyền thống vs Amazon.
Bài toán ngủ nghỉ: Khách sạn truyền thống vs Airbnb, Agoda
Và rất nhiều ví dụ khác. Tuy nhiên các bạn không nên nhầm tưởng các startup làm sao đầu tư tốn tiền bằng đào ao thả cá. Thực tế các startup tốn rất nhiều CP cho marketing, cho nghiên cứu phát triển, nhân sự nên thường lỗ triền miên. Như Uber hiện nay vẫn lỗ, Amazon cũng lỗ cả 20 năm mới bắt đầu có lãi.
Bài viết gốc từ
http://ngahodac.com/startups-vs-smes/
No comments:
Post a Comment