Vấn đề 3: Chi phí lãi vay
-
Khi công ty có đi vay vốn ngân hàng, tuyệt đối ko được để tiền mặt tồn quỹ cao, nhất là tại các thời điểm ngân hàng giải ngân. Nếu tiền mặt tồn quỹ quá cao (trên giấy tờ thôi, chứ thực tế là công ty ko có tiền thì mới phải đi vay chứ), thì các bạn làm phiếu chi để chi ra bớt, nội dung thì cứ bịa ra, như : chi phí marketing ko có hóa đơn, chi phụ cấp, chi gì gì đó….ko có hóa đơn. Mục đích là để giảm quỹ, nên cứ vô tư mà bịa, nhưng phải hợp lý tí, nhớ là ghi rõ ko có hóa đơn nhé, để sau này biết mà loại ra khi quyết toán thuế.
- Vì nếu tại các thời điểm vay ngân hàng, mà số tiền tồn quỹ cao hơn số tiền ta đi vay, thì số chi phí lãi vay này ko được tính vào chi phí hợp lý, sẽ bị loại ra nhé. Phần này mình cãi khí thế luôn, vì nó quá vô lý, vì tiền mặt ở cty người ta sử dụng vào chuyện khác, tiền đi vay sử dụng vào chuyện khác, ko lẽ lúc nào cũng ko có tiền mặt ở công ty à? Ví dụ tiền mặt để trả lương người lao động là 100 triệu, khi đó quỹ tiền mặt còn chỉ 150 triệu, mà cty cũng cần nhập hàng 100 triệu, thế thì phải đi vay rồi, vậy trường hợp này chi phí lãi vay bị loại là quá vô lý. Thuế họ nói là “làm theo thông tư thôi”, và có đưa cho mình xem cái văn bản nêu nội dung đó (để từ từ mình tìm lại sẽ post sau). Trong khi công ty mình vay quá trời quá đất luôn chứ, một năm cả một chục khế ước, mà từng thời điểm giải ngân, nó chỉ chênh lệch giữa số tồn quỹ và tiền vay chỉ vài chục đến 100 triệu, mình thấy quá bình thường và hợp lý. Cuối cùng, họ chỉ loại của mình lãi vay 1 khế ước. Nhưng mình vẫn còn ấm ức khoản này.
- Quỹ tiền mặt cũng ko được để âm, cái này nói thì hơi thừa, nhưng sợ các bạn mới ra trường không để ý mà thiếu sót, nếu có thiếu tiền thì làm hợp đồng vay của sếp hoặc của cổ đông, lãi suất 0%, sau đó khi nào tiền mặt cao lên, thì lại làm thanh lý hợp đồng vay này, trả lại cho họ.
ð Cân đối sao cho hợp lý.
Vấn đề 4: Sổ phụ ngân hàng
-
Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê cả năm thì càng tốt.
- Vừa phải có sổ phụ file cứng và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Công ty nào chưa đăng ký thì nên đăng ký, để kiểm tra cho dễ, ko cần phải tìm tới tìm lui trong đống sổ phụ. Cả chính kế toán cũng dễ làm việc, và sau này cung cấp cho thuế. Thuế chủ yếu làm việc trên file trước, sau đó nghi vấn hoặc cần xác thực cái gì thì họ mới tìm bản gốc.
- Nếu lỡ có thiếu chứng từ gì đó, thì cuối năm nên kiểm tra lại để đi xin in lại bổ sung cho đủ, chỉ tốn thêm tiền phí, chứ đến lúc bị kiểm tra mới đi bổ sung thì mệt. Mấy cái này không có đáng, tháng nào xong tháng đó luôn cho khỏe, đừng để bị hành vì những cái linh tinh ko đáng này nhé.
Vấn đề 5: Lưu trữ hóa đơn đầu ra
- Hóa đơn nên được đánh theo số thự tự cuốn. Nếu là hóa đơn đặt in thì đã được đánh số, còn hóa đơn mua của thuế thì chỉ có số seri, ta tự đánh số thứ tự cuốn theo trình tự sử dụng và cả thời gian sử dụng của hóa đơn. Ví dụ: khi dùng hết cuốn số 1, ngày xuất hóa đơn trong đó từ 01/01/2015 – 31/01/2015, thì làm cái nhãn thế này rồi dán bên ngoài luôn. Khi cần tìm số nào, ngày nào là có ngay khỏi phải lật bên trong.
- Hóa đơn hủy: Trong 1 cuốn hóa đơn, có bao nhiêu số hủy, thì ta liệt kê ra rồi làm cái nhãn, dán ở trang bìa nhưng bên trong cuốn hóa đơn, khi mở ra xem là biết ngay. Rồi tạo một file Excel luôn, file Excel này ta sẽ quản lý xuyên suốt từ khi bắt đầu kinh doanh. Khi thuế họ cần đối chiếu kiểm tra thì có ngay, dù là mấy chục cuốn hay kiểm tra từ năm nảo năm nao cũng ko sợ. Mình làm như sau:
Đếm số hóa đơn hủy: | 4 | |||||
HÓA ĐƠN | TÊN | BIÊN BẢN | LÝ DO HỦY | |||
CUỐN | SỐ | NGÀY | CÓ | KHÔNG | ||
- Khi thuế họ kiểm tra, họ sẽ đối chiếu giữa tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê đầu ra đấy nhé, cả trên cuốn hóa đơn thực tế luôn, xem hóa đơn có hủy thật ko, hay bạn có kê khai sai hoặc sót hóa đơn hủy ko? Kiểm tra có biên bản hủy ko? Ko có biên bản hủy thì bị phạt nhé.
- Hóa đơn hủy liên 2 khách hàng trả về thì bạn dán ngay vào cuốn hóa đơn y như cũ, gạch chéo hủy, rồi dán thêm cái biên bản hủy hóa đơn vào sau nó luôn. Khi thuế kiểm tra thì thấy liền, chứ đừng để riêng ở bên ngoài, mấy năm sau mới quyết toán, lúc đó nếu bạn còn làm thì may mà kiếm ra, (đó là may ra, chứ chứng từ cả đống, sao mà nhớ cho hết), còn nếu người khác vào làm rồi thì hên xui luôn. Hihi.
- Phần hóa đơn này mình rất kỹ nên ok hết, ko vấn đề gì.
Theo Danketoan.com
Tuyền Phạm 0936 399 511
No comments:
Post a Comment