Đầu tư

Spa changes everything

Capture the moment


Vấn đề 6: Lưu trữ hóa đơn đầu vào:
-      
Hóa đơn đầu vào bạn đục lỗ, đóng bìa thành cuốn theo từng tháng hay từng quý, sắp xếp theo thứ tự như trên tờ khai GTGT. Khi bạn tìm 1 tờ hóa đơn ở dòng số mấy trên tờ khai thuế, thì đếm số tờ hóa đơn sẽ ra ngay. Đục lỗ luôn Tờ khai thuế GTGT vào đó. Một cuốn là một tháng hay một quý tùy vào số lượng hóa đơn nhiều hay ít. Nếu là 1 quý một bìa thì lưu cả Tờ khai THSDHĐ, Tờ khai thuế TNCN, Tờ khai TNDN tạm tính vào luôn. Quý nào có tờ khai quý đó.
-      In thêm sổ cái 133 đã hạch toán khớp với bảng kê mua vào, để đối chiếu số dư, số phát sinh giữa sổ kế toán và báo cáo thuế luôn.
-      Hóa đơn được phép đục lỗ để lưu trữ nhé. Khi mình đi học lớp kế toán trưởng thì cô có nói là hóa đơn ko được rách, viết vẽ bậy lên, thế là có người hỏi có được đục lỗ ko? Cô nói nguyên tắc là ko. Thế là mình cũng sợ, vì mình cũng đục lỗ, nhưng khi quyết toán rồi thì ai cũng như mình thôi. Hihihi.
-      Mình nói thêm là các bạn đừng quá tự làm khó mình về hình thức trên tờ hóa đơn nhé. Mình thấy các bạn hay hỏi, viết thế này có được ko? Thiếu một chữ này được ko? Viết tắt như vậy được ko? Nói chung là hàng tá thứ linh tinh vặt vãnh mà chả ai quan tâm (hoặc có thì xui lắm mới bị). Mình làm thì chỉ cần hóa đơn ko sai quá nghiêm trọng, còn thiếu một dấu chấm, dấu phẩy, sai một con chữ, hoặc thiếu một từ TM trong CÔNG TY TNHH TM DV….. thì cũng chả sao. Vì thuế họ ko có thời gian kiểm tra đâu bạn à, cả ngàn tờ hóa đơn ai mà ngồi kiểm từng tờ chứ. Như mình đã nói, họ làm việc trên file mềm trước (chính là bảng kê đầu vào) khi nào có nghi vấn gì đó, thì họ mới kiểm tra hóa đơn gốc thôi. Trường hợp của mình thì họ chả thèm nhìn vào hóa đơn mua vào của mình nữa đó chứ.


Vấn đề 7: Hóa đơn trên 20 triệu
-      
Hóa đơn trên 20 triệu thì phải chuyển khoản, chắc ai cũng biết rồi. Mình chỉ nói thêm là khi thanh toán các hóa đơn này, các bạn photo thêm UNC thanh toán bấm chung vào hóa đơn hoặc là ghi chú lại hóa đơn nào thanh toán ngày nào cũng được, tùy mọi người có cách riêng của mình, để khi thuế họ cần bạn show ra UNC thanh toán cho hóa đơn trên 20 triệu là có liền.
-      Các bạn nhớ là “UNC chuyển tiền từ tài khoản cty mua sang tài khoản cty bán” nhé. Chứ còn Giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng người bán là ko được đâu nhé. Cái này trong thông tư, nhưng mình quên số mấy rồi, làm biếng lục ra. Hihi
-      Hóa đơn trên 20 triệu, thuế sẽ kiểm tra có UNC thanh toán hay ko? Nếu ko đưa ra cho họ xem được UNC thanh toán thì phần thuế VAT họ sẽ ko cho khấu trừ. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn để họ hỏi là có ngay cho họ thấy. Khi mình chuẩn bị sẵn thì lục chứng từ rất nhanh, còn khi đó mới lục tìm thì lỡ như đã thất lạc thì mình trở tay ko kịp.
-      Hóa đơn trên 20 triệu, nhưng bạn ko thanh toán qua ngân hàng mà cấn trừ công nợ với nhà cung cấp (có nghĩa là 2 bên mua bán qua lại cho nhau, rồi cấn trừ tiền luôn), thì phải có “Biên bản cấn trừ công nợ”, ký tên xác nhận giữa 2 bên.
-      Phần này các bạn kỹ càng một tí là ko có gì bị bắt bẻ hết. Công ty mình thì ko bị vấn đề gì ở mục này cả.


Vấn đề 8: Hàng phi mậu dịch

-      Hàng phi mậu dịch là hàng NCC cho, biếu, tặng để làm mẫu, ta ko mất tiền mua, ko thanh toán mà chỉ tốn tiền nộp thuế NK, thuế GTGT và chi phí vận chuyển nhận hàng về.
-      Thuế GTGT vẫn được khấu trừ, nếu hàng đó thực sự dùng cho mục đích kinh doanh. Có người nói là thuế GTGT ko được khấu trừ, nhưng trường hợp công ty của mình thì được khấu trừ hết, ko bị loại gì cả.
-      Nhưng hàng phi mậu dịch ko được bán, hay đúng hơn là vẫn được nhưng cái thủ tục của nó lằng nhằng quá, mà mình vẫn còn hơi mơ hồ. Trường hợp của mình là vầy: Công ty mình có mấy cái máy hàng nhà cung cấp cho làm mẫu, nhưng khách hàng thích thì công ty mình bán luôn, để ở công ty cũng rỉ sét thôi, vậy là mình bán hàng xuất hóa đơn bình thường, kê khai doanh thu bình thường. Nhưng cái phần giá vốn thuế họ loại của mình, rồi giải thích là mình làm sai, cái chỗ này hơi lằng nhằng và mình cũng chưa hiểu rõ ý của họ nữa, rồi nói là ko cho bán, mà mình hỏi hoài thì họ khó chịu, giải thích tùm lum,và ko muốn nói nữa, mình thấy giá trị cũng ít nên thôi ko cãi nữa. Phần này mình sẽ tìm hiểu sau. Nếu bạn nào có hàng phi mậu dịch, mình khuyên là nhập kho thôi, nếu bán được thì cũng ko xuất hóa đơn làm gì, mắc công lại bị lằng nhằng như mình

Vân đề 9: Hóa đơn mua hàng của công ty đã bỏ trốn

-      Tuyệt đối không làm ăn, giao dịch với các công ty có dấu hiệu là công ty ma. Đừng nghĩ là có đầy đủ chứng từ hợp lý, có thanh toán qua ngân hàng, và thời gian đã lâu là qua hết.  Ở trường hợp của công ty mình, hết 70% thiệt hại là do dính vào hóa đơn của công ty đã bỏ trốn, dù có đầy đủ chứng từ và chứng minh được chuyện mua hàng hóa đó có thực tế xảy ra, thì thuế cũng loại ra thôi, ko cãi cọ gì được cả.
-      Khi bạn có hóa đơn đầu vào là cty đã bỏ trốn thì thiệt hại là: loại thuế GTGT đầu vào, loại ra khỏi chi phí hợp lý, phạt hành chính, phạt chậm nộp thuế, chưa kể là hành vi gian lận, trốn thuế, tùy vào mức độ nghiêm trọng. Thời gian truy cứu trách nhiệm theo thuế nói với mình trước đây là 5 năm, hiện nay là 10 năm.
-      Tuy nhiên, chuyện làm ăn thì hôm nay công ty đó hoạt động, ngày mai bỏ trốn thì mình ko thể biết được, và cũng ko kiểm soát được, đây là rủi ro ko ai muốn. Mình chỉ muốn nói để các bạn nếu có thời gian chuẩn bị trước khi quyết toán thì kiểm tra lại các NCC nào mà lâu rồi ko làm ăn, ko giao dịch, xem họ có vấn đề gì ko. Nếu bị dính vào cty bỏ trốn như mình mà phát hiện sớm, thì ta tự làm điều chỉnh BCTC lại, tự loại ra trước thì thiệt hại sẽ ít hơn. Còn mình, là do ko biết được, đến khi thuế báo thì mới biết, nên đành phải chịu thôi.
-      Công ty mình còn gặp trường hợp là: công ty mình khai thuế đầu vào một đằng, công ty bán khai thuế đầu ra một nẻo, 2 cái chả ăn nhập gì với nhau luôn, cứ y như là liên 1 và liên 2 khác nhau vậy, nội dung khác, số tiền khác. Cái này khi thuế họ đi xác minh hóa đơn họ cho mình xem, chả biết nói sao luôn, lần đầu tiên mới thấy, gặp công ty ko bỏ trốn nhưng như công ty này thì cũng toi.

-      Trường hợp công ty mình bị phạt ở mục này là nặng nhất, 70% số tiền thiệt hại, vừa bị truy thu thuế GTGT +TNDN, vừa bị phạt chậm nộp, vừa bị phạt hành chánh. 

Theo Danketoan.com

Tuyền Phạm 0936 399 511

No comments:

Post a Comment