Đầu tư

Spa changes everything

Capture the moment


Hiệu lực Thông tư 78/2014 Từ ngày 02/08/2014

Hóa đơn từ 20 triệu trở lên: Hóa đơn (đang được hiểu gồm hóa đơn VAT và hóa đơn thông thường) mua hàng hóa, dịch vụ từng lần từ 20 triệu trở lên (đã bao gồm VAT) phải thanh toán không dùng tiền mặt để được tính chi phí hợp lý.
Trường hợp hóa đơn này đã hạch toán vào chi phí tính thuế nhưng sau đó không thanh toán theo đúng điều kiện thì phải kê khai điều chỉnh giảm chi phí tính thuế.

Công cụ, dụng cụ phân bổ: Nếu không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ thì được phép phân bổ tối đa không quá 03 năm (TT123 là 02 năm).

Thanh lý, nhượng bán ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống: Giá trị còn lại được xác định theo chi phí kế toán chứ không phải chi phí tính thuế (cơ bản là áp dụng đối với xe có nguyên giá trên 1,6 tỷ - trường hợp này có lợi cho Thuế vì chi phí khấu hao tính thuế thấp hơn kế toán, nên tính theo khấu hao kế toán thì giá trị còn lại sẽ thấp hơn, nghĩa là lợi nhuận bán xe sẽ cao hơn! Ví dụ xe 6 tỷ, Thuế bắt khấu hao theo Thuế là 100tr/năm nhưng khi bán lại phải tính khấu hao theo kế toán là 1 tỷ/năm, làm giá trị còn lại nhỏ hơn và tăng thuế phải nộp khi bán).

Định mức tiêu hao NVL, nhiên liệu, hàng hóa, năng lượng: Chỉ qui định ngắn gọn là DN tự xây dựng, quản lý định mức. Định mức được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất.
Bãi bỏ: Qui định phải thông báo cho Thuế về định mức những NVL chủ yếu, tương tự đó bãi bỏ qui định phải thông báo với Thuế khi sửa đổi định mức này cũng như thời hạn thông báo.

Chi phí được lập Bảng kê 01/TNDN: Qui định rõ ràng hơn về các khoản chi được lập Bảng kê này, đồng thời bổ sung thêm trường hợp “Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ và cá nhân không kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu” - tuy nhiên chỗ này hơi lủng củng khi ghi dưới 100tr, mà đúng ra phải là từ 100tr trở xuống.

Quỹ lương dự phòng: Quy định chặt chẽ hơn khi thời hạn chi quỹ lương dự phòng là 30/6 thay vì 31/12 năm sau nhưng TT cũ, nghĩa là sau 30/6 năm sau mà chưa chi hết quỹ lương dự phòng thì phải điều chỉnh giảm chi phí.

Chứng từ mua vé máy bay qua website thương mại điện tử: Bổ sung thêm điều kiện chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra nếu cá nhân làm mất thẻ lên máy bay (boardinh pass) thì vẫn được xem là chi phí hợp lý nếu có đủ vé điện tử, giấy công tác và thanh toán không dùng tiền mặt.

Lương: Được chi tối đa 01 triệu đồng/tháng/người để trích nộp Quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; đồng thời phải ghi rõ điều kiện hưởng trong HĐLĐ, TƯLĐTT… và DN phải thực hiện đầy đủ bảo hiểm bắt buộc trước đó.
=> Từ ngày 6/8/2015: Bỏ mức khống chế 1tr này theo Thông tư 92/2015

Chi phí khống chế: Được nâng lên tỉ lệ 15% tổng số chi được trừ, bỏ khoản chi chiết khấu thanh toán ra khỏi mục này đồng thời bổ sung thêm các khoản chi cho - biếu - tặng khách hàng vào mục này.
=> Từ ngày 1/1/2015: Bỏ mức khống chế 15% này theo Luật 71/2014


Chênh lệch tỷ giá: Quy định rõ hơn về chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB, theo đó khoản chênh lệch này được phân bổ tối đa 5 năm kể từ khi công trình đi vào hoạt động. Ngoài ra cũng nêu rõ hơn về việc ghi nhận một số khoản chênh lệch tỷ giá khác.

Chi tài trợ: Bổ sung thêm khoản chi được trừ khi tài trợ nghiên cứu khoa học (theo Luật Khoa học), chi tài trợ theo chương trình Nhà nước đối với các địa bàn khó khăn.

Bổ sung khoản chi không được trừ: khi mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn;

Bổ sung các khoản chi được trừ: Các khoản chi thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng an ninh. Chi hỗ trợ tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong DN.

Bổ sung: trong giai đoạn đầu tư nếu phát sinh chi phí lãi vay + doanh thu tài chính thì được bù trừ hai khoản này, sau đó hạch toán tăng/giảm giá trị đầu tư.

Bổ sung các khoản chi không được trừ: Các khoản chi liên quan đến phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), cổ tức, tăng giảm vốn chủ sở hữu.
KVAS consulting 0936 399 511

No comments:

Post a Comment