1.1 Lược sử của IAS/IFRS
1.1.1 Lược sử
IAS (International Accounting Standards) là bộ chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC (International Accounting Standards Committee) trong giai đoạn từ 1973 đến 2000.
IFRS (International Financial Reporting Standards) là bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được xây dựng bởi Ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế IASB (International Accounting Standards Board) từ năm 2011. Mục đích là để từng bước thay thế các IAS cho phù hợp với những thay đổi mới, theo kịp với tình hình mới khi môi trường kinh tế tài chính, cũng như hoạt động của DN có những biến đổi và phát sinh nhiều hoạt động mới.
SIC Interpretations (Standing Interpretations Committee), IFRIC Interpretations (International Financial Reporting Interpretations Committee) là các diễn giải/giải thích/hướng dẫn(đi kèm chuẩn mực IAS/IFRS) về một hoặc một số vấn đề cụ thể có liên quan đến chuẩn mực đã được ban hành.
1.1.2 Mục đích của IFRS
Mục đích của IFRS không năm ngoài việc duy trì và nâng cao chất lượng báo cáo tài chính trên tất cả các yếu tố định tính (chất lượng của BCTC) theo IAS 1
- Tính phù hợp (Relevance)
- Trình bày trung thực (Faithful Presentation)
- Tính có thể so sánh được (Comparability)
- Tính có thể xác minh (Verifability)
- Tính kịp thời (Timeliness)
- Tính dễ hiểu (Understandability)
Hiểu một cách đơn giản các chuẩn mực IFRS có mục đích là:
· Tăng cường sự minh bạch và thống nhất
· Hỗ trợ và bảo vệ các bên có lợi ích liên quan (người đọc, sử dụng báo cáo tài chính)
Một cách rõ ràng hơn IFRS có mục đích là:
· Sửa đổi bổ sung các chuẩn mực theo hướng thích nghi với tình hình mới đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra và kéo theo các hệ lụy và thay đổi chưa từng có (VD các chứng khoán phái sinh đầy rủi ro)
· Ngăn ngừa giảm thiểu các thủ thuật làm đẹp tình hình tài chính ngày càng tinh vi (Fraud, Account manipulation, Creative accounting, Window dressing, Earning management)
· Giúp đơn giản hóa, đồng bộ hóa về các khái niệm, hướng dẫn xử lý (Accounting mismatch - các IFRS or SIC lại xung đột với nhau)
Tuy nhiên, trong tình hình thị trường ngày càng biến động với các giao dịch phức tạp, đòi hỏi tính xét đoán nghề nghiệp cao và nhiều nghiệp vụ còn ẩn chứa nhiều rủi ro hoặc còn tranh luận về hướng xử lý. Do đó vẫn cần nhiêu thời gian công sức của các chuyên gia cũng như người thực hiện để hoàn thành bộ chuẩn mực IFRS.
1.2 Áp dụng IFRS
Kế toán được coi là ngôn ngữ của kinh doanh (Warrant Buffet). Các DN, các tập đoàn đa quốc gia đang phát triển ngày càng rộng khắp và đóng góp vào sự hội nhập và phát triển của kinh tế toàn cầu. Việc ra được của IFRS giúp đưa ra bộ chuẩn mực thống nhất về lập báo cáo tài chính trên toàn cầu. Điều đó không chỉ giúp cho sự minh bạch, thống nhất trong trình bày báo cáo của công ty mà còn góp phần vào quá trình toàn cầu hóa, sự ổn định và phát triển của kinh tế, tài chính toàn cầu.
No comments:
Post a Comment