Đầu tư

Spa changes everything

Capture the moment


1.1.1          Áp dụng IFRS trên phạm vi toàn cầu và khu vực Đông Nam Á
Tính đến tháng 8/2008 đã có hơn 113 quốc gia cho phép hoặc yêu cầu lập BCTC theo IFRS (Số liệu Wikipedia).Trong đó tất cả các quốc gia châu Âu đều cho phép hoặc yêu cầu lập BCTC theo IFRS.

Tại khu vực Đông Nam Á, nhiều nước đã áp dụng IFRS hoặc có kế hoạch chuyển đổi sang IFRS
+ Singapore: gần như áp dụng toàn bộ IFRS
+ Malaysia: đã áp dụng cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài,phần còn lại dự tính áp dụng từ tháng 1 năm 2012.
+ Philippines: IFRS có điều chỉnh cho phù hợp
+ Thailand: chuyển đổi sang IFRS giai đoạn 2011 và 2013
+ Campuchia: áp dụng IFRS từ 2012
+ Indonesia: kế hoạch chuyển đổi sang IFRS từ 2012
+ Lào: áp dụng IFRS nếu được chấp thuận bởi chính phủ

1.1.2          Áp dụng IFRS tại Việt Nam
Lợi ích và thực tế áp dụng
Trong tình hình hội nhập ngày càng sâu sắc về lĩnh vực kinh tế, tài chính. Các công ty, các ngân hàng (gọi chung là DN) tham gia ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Do đó lập BCTC theo IFRS để đáp ứng đòi hỏi của các bên có lợi ích liên quan:
+ Công ty mẹ ở nước ngoài
+ Các chủ nợ (Phát hành trái phiếu, vay nợ quốc tế)
+ Các nhà đầu tư (Cổ đông chiến lược, niêm yết cổ phiếu trên sàn quốc tế)
+ Các đối tác/nhà cung cấp chiến lược
+ Hoạt động mua bán, sáp nhật, hợp tác kinh doanh
+ Phục vụ xếp hạng tín dụng toàn cầu
Việc lập báo cáo theo IFRS giúp DN quản trị, trình bày tính hình tài chính theo đúng chuẩn mực quốc tế, đặc biệt các lĩnh vực mà chuẩn mực Việt Nam chưa có hoặc không có hướng dẫn. Đồng thời việc lập BCTC theo IFRS cũng  giúp nâng cao uy tín và tên tuổi cũng như từng bước đi theo chuẩn quốc tế, hội nhập sâu cùng nền kinh tế tài chính toàn cầu.
Ở VN, ngày càng có nhiều DN lập và trình bày BCTC theo chuẩn mực quốc tế. Các loại hình DN chủ yếu lập BCTC theo IFRS là :
+ Các DN FDI để hợp nhất với công ty mẹ (lập báo cáo theo IFRS)
+ Các tập đoàn lớn: Vinamilk, HAGL, Vietsov, Bitexco…
+ Các ngân hàng lớn: VCB, CTG, BIDV…
(IFRS bắt buộc đối với các ngân hàng nhà nước. Cho phép áp dụng đối với các ngân hàng thương mại)
Trở ngại áp dụng IFRS
Tuy nhiên việc áp dụng IFRS ở Việt Nam gặp phải những khó khăn nhất định:
- Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển, cung cấp đủ các dữ liệu cơ sở để có thể đánh giá, ghi nhận theo quy định, hướng dẫn của IFRS
- Lập IFRS đòi hỏi quản lý, kế toán và cả người sử dụng cần được đào tạo và có trình độ thích hợp
- Lập báo cáo IFRS có thể gây tốn kém (cân bằng lợi ích, chi phí): chi phí đầu tư ban đầu lớn và chi phí hoạt động cũng cao do phải duy trì song song với VAS
- Không tương ứng, xung đột với các quy định hiện hành về pháp luật, chuẩn mực/quy định kế toán, thuế

-  Khó khăn để theo kịp với thay đổi liên tục của IFRS

:)  Tuyền Fibi

No comments:

Post a Comment