Đầu tư

Spa changes everything

Capture the moment


Trong bài viết “Cáo và Nhím” của Isaiah Berlin, ông chia thế giới thành hai nhóm căn bản: Cáo và Nhím. Cáo cố gắng đuổi theo nhiều thứ cùng lúc và nhìn thế giới một cách phức tạp. Nhím thì ngược lại, đơn giản hoá thế giới phức tạp thành một ý tưởng tổ chức duy nhất, một nguyên lý căn bản. Đối với Nhím, bất cứ việc gì không liên quan đến suy nghĩ hay ý tưởng của Nhím đều vô nghĩa.
Trong cuốn sách “Good to great” (Từ tốt đến vĩ đại) Jim Collins cũng tìm ra một sự thú vị đó là những nhà lãnh đạo của những công ty vĩ đại thường có chiều hướng suy nghĩ và theo đuổi những ý tưởng và mục tiêu đơn giản, tức là những nhà lãnh đạo này thuộc trường phái con Nhím.
Các bạn làm start-up thì lại chưa biết cách suy nghĩ theo trường phái Nhím, mà hay suy nghĩ theo kiểu con Cáo, tức là thường muốn làm rất nhiều thứ, thấy gì hay ho cũng muốn đưa vào và cuối cùng dẫn đến một sản phẩm với đầy rẫy sự chắp vá vụng về, dẫn đến thất bại là điều khó tránh khỏi.
Chúng ta thử nhìn trong thế giới công nghệ, chẳng phải tự nhiên mà Apple trở thành một công ty lớn bậc nhất thế giới, mà bởi các sản phẩm Apple tạo ra đều rất dễ dùng bởi vì nó đơn giản. Đơn cử như iPhone, trước khi iPhone ra đời thì điện thoại có rất nhiều nút bấm và giao diện khá phức tạp, thế nhưng iPhone chỉ có duy nhất nút home là nút điều hướng chính, và không có màn hình home mà truy xuất vào ngay danh sách ứng dụng. iPhone dễ dùng đến mức cô con gái 2 tuổi của tôi đã sử dụng iPhone và iPad cực thành thạo mà không cần ai chỉ dạy.
Thử so sánh hai tờ thông báo dán trên bảng tin, một tờ viết rất chi tiết và nhiều chữ với một tờ chỉ có 1 dòng với chữ viết to, được in đậm thì bạn sẽ chú ý đến tờ thông báo nào? Ấy vậy nên khi duyệt banner quảng cáo của các bạn marketer, tôi thường yêu cầu câu thông điệp quảng cáo chỉ nên có từ 3 đến 6 từ, nếu là 6 từ thì đọc phải đối và vần, không được dài hơn.

Sự phức tạp thường gây nên rắc rối và khó dùng cho người sử dụng. Hãy luôn nhớ đơn giản là tận cùng của sự tinh tế. Vậy nên để làm được cho đơn giản lại…không hề đơn giản, bởi làm đơn giản không có nghĩa là lược bỏ hết các thứ hay ho cần thiết khác, mà phải tối ưu, tìm ra phương cách để rút gọn mọi thứ mà vẫn giữ nguyên giá trị và mục đích cốt lõi.
Trên thế giới, người ta thường dùng nguyên tắc KISS để nói về sự đơn giản – Keep It Simple, Stupid! Hãy luôn giữ mọi thứ đơn giản thôi, đơn giản đến mức tưởng như ngốc nghếch vậy. Hãy học cách nghĩ của con Nhím để từ đó xác định đâu là cái mạnh nhất của mình mà tập trung vào, và gạt bỏ hết những thứ không cần thiết khác đi, tạo sự tập trung tối đa cho thế mạnh của mình, từ đó trở thành số 1 trong lĩnh vực mà mình theo đuổi – ắt sẽ thành công
Để tìm được khái niệm con nhím đòi hỏi phải trả lời ba câu hỏi sau:

1. Cái gì bạn (công ty) làm tốt nhất ?
2. Cái gì bạn (công ty) đam mê nhất ?
3. Cỗ máy kinh tế của bạn (công ty) bạn là gì?

Giao nhau của 3 vòng tròn này là Khái niệm con Nhím. Câu hỏi 1 và 2 khá dễ hiểu, còn gì hiệu quả hơn việc bạn làm một công việc mà bạn làm tốt nhất và bạn cũng đam mê nhất. Chú ý là cái bạn đam mê nhất chưa chắc là cái bạn làm tốt nhất, cũng như cái bạn làm tốt nhất chưa chắc đã là cái bạn đam mê nhất, yêu cầu là phải tìm ra giao của (1) và (2).

Cỗ máy kinh tế là yêu cầu thứ 3, có (1) và có (2) mà kô có (3) thì cũng kô thể gọi là hiệu quả. Cỗ máy kinh tế có nghĩa là biết lợi nhuận sinh ra từ đâu trong công ty của bạn, nhân viên, phòng ban, sản phẩm,…Đó gọi là "mẫu số kinh tế", tìm ra nó bằng cách trả lời câu hỏi sau: Nếu bạn được chọn và chỉ một tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi x để tăng theo thời gian, x nào có ảnh hưởng lớn nhất và lâu bền nhất đến cỗ máy kinh tế của bạn?

Có thể lấy ví dụ như thế này, một cửa hàng photo ở trên đường Trần Đại Nghĩa nên hiểu là lợi nhuận sinh ra từ mỗi khách hàng chứ không phải lợi nhuận sinh ra từ mỗi lần photo. Nếu như họ nghĩ là lợi nhuận sinh ra từ mỗi lần photo, họ sẽ tập trung vào các đơn hàng photo lớn, chỉ photo số lượng lớn mà quên mất là khách hàng của họ là sinh viên photo không nhiều mỗi lần. Với mấu số chung là từ mỗi lần photo, có thể mỗi lần lợi nhuận không nhiều nhưng số lượng người photo nhiều sẽ mang lại lợi nhuận lớn. Họ sẽ chấp nhận kể cả những lần photo vài trang giấy, thay vì chỉ photo với một số lượng ít nhất là bao nhiêu.

Walgreens là một chuỗi các cửa hàng bán thuốc tây họ chuyển từ mẫu số kinh tế " lợi nhuận sinh ra trên mỗi cửa hàng thuốc tây" sang mấu số " Lợi nhuận sinh ra trên mỗi lần khách ghé qua". Nhờ vậy thay vì thuê những chỗ rẻ tiền với mật độ cửa hàng thưa thì họ lại thuê những cửa hàng nhỏ ở những nơi đông đúc dân cư với giá thuê cực đắt. Nhờ tăng lợi nhuận giữa mỗi lần khách ghé qua, Walgreens đã có thể tăng lên tới 9 cửa hàng trong vòng 2Km2 ở khu trung tâm, đưa công ty trở thành một công ty vĩ đại nhất trong ngành bán thuốc tây.

Nucor là công ty chuyên về sản xuất thép họ chuyển từ mẫu số "Lợi nhuận trên mỗi bộ phận" sang " Lợi nhuận trên mỗi tấn thép thành phẩm". Nhờ vậy họ có được sự kết hợp giữa văn hóa hiệu suất cao và công nghê sản xuất theo thay vì chỉ tập trung vào sản lượng lớn. 

Theo Tuan Nguyen& FB.

Xem thêm bài viết về Từ tốt đến vĩ đại

No comments:

Post a Comment