Đầu tư

Spa changes everything

Capture the moment


Nếu như việc tái cấu trúc các ngân hàng (dẫn tới các vụ M&A) để đáp ứng các quy định của SBV (cũng là để tồn tại) việc tái cấu trúc của các công ty đặc biệt là các công ty chứng khoán diễn ra dưới cả hình thức M&A và các quyết định về vốn để giải quyết các khó khăn hiện tại (cũng như làm BCTC trở nên sạch đẹp hơn)

Các công ty chứng khoán

Mới đây nhất cả thị trường đã xôn xao trước quyết định hợp nhất của MBS và VIT. Với khoản lỗ lũy kế trên 500 tỷ đồng của MBS, hợp nhất với một CTCK khác là cách tốt nhất để định giá lại vốn chủ sở hữu, điều chỉnh vốn điều lệ, xóa hết lỗ lũy kế, để MBS bắt đầu lại. Và đối tác được chọn là CTCK VIT (VITS)  được Ủy ban Chứng khoán chấp thuận cho hợp nhất (VITS lỗ lũy kế 24,6 tỷ đồng trên vốn điều lệ 46 tỷ đồng). CTCK mới sẽ không còn lỗ lũy kế, báo cáo tài chính (BCTC) được làm “sạch”, tạo điều kiện để Công ty chuẩn bị cho kế hoạch chào sàn sớm hơn.

Về vốn điều lệ, MBS hiện có vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng. Các cổ đông MBS sẽ tiến hành chuyển đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1, còn các cổ đông của VIT sẽ chuyển đổi theo tỷ lệ 1:0,461 sang cổ phiếu của công ty mới. Sau khi hoàn tất việc hợp nhất, Công ty mới dự kiến sẽ tiến hành chuyển đổi 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Với cách làm này, vốn điều lệ của Công ty sau hợp nhất sẽ tăng thêm 600 tỷ đồng và nợ phải trả giảm tương ứng 600 tỷ đồng.
Theo Tờ trình, vốn điều lệ của MBS năm 2014 (sau khi hợp nhất và chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu) là 1.121 tỷ đồng, với dự kiến con số này sẽ được giữ nguyên đến năm 2018. Cũng theo Tờ trình, lợi nhuận sau thuế dự kiến năm 2014 là 60 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 75 tỷ đồng và năm 2016 tăng lên 94 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến MBS sẽ bắt đầu chi trả cho cổ đông từ năm 2015, với tỷ lệ năm này là 4%, các năm sau đó tăng thêm 1% mỗi năm. MBS mới cũng dự kiến có 55.000 khách hàng vào năm 2014 và tăng lên 85.000 khách hàng vào năm 2015.
Sở dĩ, các cổ đông của cả hai công ty sẽ phải thực hiện chuyển đổi lại tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, vì việc hợp nhất buộc cả hai bên phải định giá lại tài sản. Tại MBS, theo báo cáo tài chính của Công ty, tại 30/6/2013, Công ty có khoản lỗ lũy kế 534 tỷ đồng, việc hợp nhất sẽ giúp Công ty xóa lỗ, nhưng cổ đông sẽ giảm đi một nửa lượng cổ phiếu hiện có.


Một số CTCK có lỗ lũy kế lớn khác, đặc biệt là SBS, đã từng tính phương xóa lỗ bằng cách giảm vốn điều lệ, nhằm đưa Công ty về “vạch xuất phát” và làm lại từ đầu.


Tương tự là trường hợp của CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS), đây là trường hợp đã bị hủy niêm yết do lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2012 là 1.768 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 1.267 tỷ đồng.
SBS cũng đang tính đến phương án hợp nhất với một CTCK có quy mô nhỏ, nhưng tình hình tài chính “sạch”, nhằm giải quyết bài toán lỗ lũy kế. (SBS đang có kế hoạch hợp nhất với chứng khoán Phương Nam)

Điểm chung của các trường hợp trên là tổ chức “mẹ” của các DN không muốn cắt đứt “đứa con” của mình.
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), phương án giữ MBS hay không, khi công ty này lâm vào cảnh lỗ nặng hồi cuối năm 2011 (lỗ lũy kế 600 tỷ đồng), đã từng được đặt lên bàn cân. Tuy nhiên, cuối cùng, Ngân hàng mẹ quyết định giữ lại CTCK, vì định hướng chiến lược của Ngân hàng là trở thành tập đoàn kinh tế, trong đó có một mảng kinh doanh là chứng khoán.
Nhưng khi quyết định giữ lại MBS, MB đã đặt mục tiêu không đơn giản cho DN này. Định vị của MB là nằm trong Top 3 các ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam vào năm 2015 và vì thế, MBS cũng phải có tên trong Top 3 - 5 CTCK tốt nhất sau 2 năm nữa, cộng với một nhiệm vụ rất cụ thể là phải trả được cổ tức tăng dần cho cổ đông.
Thương vụ hợp nhất MBS và VIT sắp hoàn tất để sau đó, MBS sẽ phải hướng đến mục tiêu chiến lược, như một cách đền đáp sự giúp sức của tất cả các cổ đông, đặc biệt là cổ đông mẹ MB.

Các công ty sản xuất & dịch vụ

CTCP Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF), với áp lực nợ ngắn hạn lên tới 1.174 tỷ đồng đã phải đàm phán với 13 ngân hàng nhằm tái tục hợp đồng tín dụng, chuyển sang kỳ hạn 1 năm.
Nhằm tháo gỡ khó khăn về dòng tiền, ngoài việc thương lượng với các ngân hàng, phát hành 14,4 triệu cổ phiếu dưới mệnh giá, TTF còn lên kế hoạch tái cấu trúc nợ vào năm 2014, dự kiến tăng vốn chủ sở hữu lên khoảng 1.500 tỷ đồng, giảm nợ từ 1.174 tỷ đồng xuống 800 tỷ đồng bằng cách bán cổ phần cho NĐT chiến lược Hàn Quốc, Nhật Bản và thương lượng hoán đổi nợ thành cổ phần.
Nếu thành công, nguồn vốn đầu tư mà TTF có thể nhận được từ NĐT chiến lược vào khoảng 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, để các NĐT này đồng ý rót vốn, TTF cần làm “sạch” BCTC bằng cách đàm phán với các ngân hàng biến một phần nợ thành vốn chủ sở hữu. Lãnh đạo TTF chia sẻ, Công ty đã thỏa thuận được với NĐT khác mua lại nợ từ các ngân hàng không muốn chuyển nợ thành vốn cổ phần.
Năm 2012, CTCP Tập đoàn Mai Linh (MLG) đối mặt với số nợ 1.000 tỷ đồng đã phải công bố phương án bán tài sản bao gồm xe taxi, bất động sản, hệ thống trạm dừng chân… để thu xếp nguồn tiền trả nợ ngân hàng, các NĐT, trả nợ bảo hiểm y tế.
Đến đầu năm 2013, MLG mới thu xếp được 150 tỷ đồng để trả nợ. Tăng vốn để giảm nợ là phương án mới của MLG được ĐHCĐ thông qua vào cuối tháng 6/2013. Theo đó, MLG sẽ phát hành 100 triệu cổ phiếu để thanh toán 800 tỷ đồng nợ ngắn hạn và bổ sung vốn đầu tư phát triển 200 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, MLG tạm ngưng hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc hoạt động kém hiệu quả như: Trạm dừng chân Cái Bè, CTCP Năng lượng Mai Linh… Định hướng của MLG là quay về hoạt động cốt lõi là kinh doanh taxi.
Việc DN cải thiện các chỉ tiêu tài chính bằng các cách nêu trên cũng chỉ nhằm có được hồ sơ “sạch”, qua đó tăng tính hấp dẫn NĐT, dễ huy động vốn để duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh.
DN khỏe mạnh, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, mang lại hiệu quả thực tế là điều mà Ban điều hành, cổ đông đều mong muốn.


Theo Dautuchungkhoan

No comments:

Post a Comment